Gosok Rinpoche Teaching Video (via the internet from Nepal) with Chinese translation:

怙主果碩仁波切從尼泊爾的互聯網開示及國語翻譯:

Change Website Language
更改網站語言 སྐད་ཡིག་བརྗེ་ལེན།
Thay đổi ngôn ngữ trang web
Changer la langue du site
Note that some pages may not have translation in your language.
請注意,某些頁面可能沒有您的語言翻譯。
Notez que certaines pages peuvent ne pas avoir de traduction dans votre langue.
Lưu ý rằng một số trang có thể không có bản dịch sang ngôn ngữ của bạn.

Thông điệp nhân sinh nhật thứ 73 của Kyabje Gosok Rinpoche:

Thầy gửi lời chào mừng đến tất cả các Phật tử.

Thầy rất vui thấy được các Phật tử qua màn hình vô tuyến . Thầy cũng mừng biết các Phật tử giữ được sức khỏe tốt. Do tình trạng đại dịch COVID-19, các thầy không thể đến Canada. Các thầy phải giới hạn ở trong tu viện, phải thận trọng, nhất là khi ra ngoài. Những phương tiện di chuyển hiện đại như máy bay hiện nay cũng bị đình chỉ và sự tự do di chuyển như trước hiện bị hạn chế nghiêm ngặt. Trước khi đại dịch này xảy ra, chúng ta có sự tự do hoàn toàn  đi bất cứ nơi nào mình muốn. Tuy nhiên, sự tự do mà chúng ta có được lúc trước có mặt hạn chế của nó: sự thiếu  kiểm soát của tâm. Tâm vọng động đưa đến các hành động tiêu cực do vọng tưởng mê lầm. Tâm vọng động cũng do những tiến triển quá đáng về vật chất mà chúng ta bị lệ thuộc, và cũng vì sự thiếu trách nhiệm của chúng ta: không tìm được niềm vui từ nội tâm. Vì vô minh mê lầm không kiểm soát, chúng ta đã để tâm đi đến tình trạng hỗn loạn với những vọng tưởng và cuộc sống càng trở nên bất hạnh hơn.

Tình trạng đại dịch hiện nay buộc chúng ta phải tự quản thúc tại nhà. Chúng ta phải nhận ra đây là cơ hội sử dụng thời giờ này  một cách hữu ích bằng thực hành Phật pháp đúng đắn   ( đoạn này thầy nói về những ưu tiên trong đời sống nhưng nội dung mất nhiều vì âm thanh bị nhiễu).Do đó nên xử dụng thời gian này tự phản ảnh nội tâm và tạo điều kiện để phát triển tâm linh. Chúng ta có thì giờ để nghiền ngẫm về tánh không sai chạy của luật nhân quả. Chúng ta có thể học được hậu quả tương ứng với hành động của mình và nhận ra nghiệp lực đẩy chúng ta đi trôi nổi từ vô thỉ đến giờ. Đa số nghiệp lực của chúng ta là tiêu cực do ảnh hưởng của mê lầm  vọng tưởng . Chúng ta phải nhận ra đời sống của mình chỉ như bọt nước mong manh đến rồi đi không có khởi đầu, chỉ như ngọn đèn dầu leo lét không biết lúc nào tắt. Chúng ta không nhận ra sự vô thường của cuộc sống như bọt nước. Rồi đến khi cái chết đến, ta không thể mang theo tiền tài của cải ta đã ra sức tích lũy cả đời, những người thân yêu cũng không theo ta được. Ta ra đi một mình. Ngay cả tấm thân có được từ khi sinh ra cũng phải bỏ lại. Tâm thức thô cũng bị tan rã và chúng ta chỉ còn tâm thức vi tế sâu nhất. Do vậy chúng ta chết đi với tâm thức vi tế này, mang theo thiện nghiệp và ác nghiệp đi tái sinh. Nếu đời này chúng ta có nhiều thiện nghiệp làm lợi lạc cho chúng sinh khác, kiếp tới sẽ tốt đẹp.Ngược lại nếu mang nhiều nghiệp tiêu cực như hại người, không thật thà,… kiếp tới sẽ chịu nhiều đau khổ. Do vậy chúng ta phải biết điều có thể giúp mình trong tương lai là Pháp và sự thực hành Pháp một cách đúng đắn. Đây là một quá trình học hỏi lâu dài nhưng là một quá trình có thể duy trì được.

Như  một đứa bé thơ được cha mẹ dạy từng thứ một. Đứa bé học được tiếng gọi “cha” “mẹ”, các khái niệm ngôn từ liên hệ tới các vật thể. Đứa bé học được cái gì có hại để tránh, cái gì là tốt và làm những việc tốt. Cũng như thế, chúng ta phải học được những nghiệp lực do thân, ngữ, ý tạo ra và những hậu quả tương ứng.

Trong tình trạng đại dịch hiện nay, chúng ta phải giới hạn sự đi ra ngoài vì nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm. Cũng như thế, chúng ta phải hiểu được nếu để tâm hướng ra ngoài không kiểm soát, tâm sẽ dễ dính mắc vào tham luyến hoặc sân hận do vọng tưởng mê lầm. Nếu thế, phải làm thế nào để kiểm soát tâm không bị ảnh hưởng của mê lầm vọng  tưởng và thực hành Pháp một cách đúng đắn?Cũng giống như những thận trọng ngăn ngừa bệnh dịch để bảo vệ cho thân, ta cũng phải ngăn ngừa bảo vệ cho tâm không đi ra ngoài và bị chi phối bởi vọng tưởng mê lầm, đưa đến tham luyến sân hận. Chúng ta đã bị bệnh mê lầm vọng tưởng từ vô thỉ đến giờ. Chúng ta quan tâm thương yêu con cái, cha mẹ, người thân nhưng thiếu lòng bi mẫn đến những người khác. Đây là lý do ta còn bị trôi nổi trong sanh tử luân hồi với tâm không được rèn luyện.

Chúng ta đều biết nguồn gốc của giới hạnh tốt là gìn giữ tâm không phạm những điều tiêu cực của thân, ngữ, ý. Do vậy, gìn giữ bảo vệ  tâm là điều quan trọng bậc nhất.

Nếu chúng ta đi ra ngoài trong tình hình hiện nay mà không gìn giữ ( đeo khẩu trang, rửa tay,…), chúng ta có thể nhiễm bệnh và tính mạng có thể bị đe dọa. Nghiệp lực cũng là một bệnh có thể đe dọa chúng ta. Nếu không được  giữ gìn bảo vệ, tâm sẽ bị lôi cuốn vào mê lầm vọng tưởng và sẽ trở thành nguyên nhân của khổ đau, không những chỉ đời này mà còn cả những đời sau. Do đó chúng ta phải nhận ra rằng những lỗi lầm do mê lầm vọng tưởng từ những kiếp trước đã và đang khống chế cuộc sống hiện tại của chúng ta. Mê lầm vọng tưởng không phải do ai áp đặt lên chúng ta. Những điều tiêu cực do người khác hướng vào ta sẽ đem lại hậu quả người đó phải chịu chứ ta không phải chịu. Chính những phiền não tiêu cực do thái độ vị kỷ làm chúng ta rơi vào đau khổ triền miên. Do thái độ vị kỷ này, chúng ta hết lòng bảo vệ “CÁI TÔI” và “CỦA TÔI”và khởi động những điều tiêu cực của thân, ngữ, ý làm hại cho mình và cho người. Do vậy chúng ta phải hiểu thấu đáo hậu quả tai hại của mê lầm  vọng tưởng . Chúng ta có thể quan sát và nhận ra những người bị chế ngự bởi vô minh phiền não . Ai cũng không ưa và tìm cách tránh xa họ. Ngay khi những người này có được đầy đủ bằng cấp chuyên môn, họ cũng khó giữ được việc làm lâu dài.

Chúng ta cần một NHÂN để có thể đem lại lợi lạc cho đời này và những đời sau. NHÂN đó là gì? Đó là PHÁP. Pháp đem lại sự hiểu biết thấu đáo về nhân và quả. Chúng ta phải có một sự hiểu biết thật sự và đầy đủ về luật nhân quả, và tiếp tục bồi đắp và duy trì sự hiểu biết này. Kiến thức về nhân quả sẽ hướng dẫn cho ta thực hành Pháp một cách đúng đắn. Giống như các bậc cha mẹ dậy dỗ cho con khởi đầu bằng những chữ và số đơn giản, sau đó mới khai triển thêm; muốn tránh khổ đau, chúng ta phải học những tai hại của tâm tam độc. Dưới ảnh hưởng của tam độc, chúng ta đã gánh chịu đau khổ triền miên, do đó phải quyết tâm nghiêm chỉnh tránh xa chúng. Chúng ta không thể hy vọng một giáo sư đại học truyền thụ hết giáo trình cho một đứa con 5 tuổi trong 5 ngày. Cũng như thế, chúng ta không thể hiểu biết  Pháp trong một thời gian ngắn. Sự hiểu biết này phải được gầy dựng từng chút một và phải được  duy trì dài lâu. Cuộc sống với những thuận lợi chúng ta đang có hiện nay là cơ hội duy nhất có thể mang lại lợi ích khác biệt cho đời này và những đời sau. Cơ hội gì? Cơ hội giữ gìn bảo vệ tâm khỏi mê lầm  vọng tưởng . Cách tu tập chính là gì? Là khởi tâm bi mẫn. Tâm bi mẫn là sự hiểu biết và cư xử với mọi chúng sinh với sự bình đẳng tránh tham luyến với những người thân và sân hận với những ai mình không ưa thích. Khởi đầu luyện tâm bi mẫn đúng đắn là cư xử với mọi người trong gia đình với lòng Từ và Bi, sau đó mở rộng ra láng giềng, cộng đồng, quốc gia,… mà không có sự phân biệt về nòi giống, tín ngưỡng, hay quốc tịch. Do vậy, thầy yêu cầu các Phật tử tu tập Pháp bằng cách này, bồi đắp kiến thức về Pháp dần dần ít một. Đây chính là gieo hạt giống Phật.

Tinh tuý của sự tự tập Pháp là tâm Từ và tâm Bi. Sau đó phát triển tâm từ bi đến mọi chúng sanh ở sáu cõi. Nếu các Phật tử làm được điều này, Phật quả sẽ ở trong lòng bàn tay của mình. Tâm từ bi tự nhiên sẽ đưa đến những đời sống ngày càng tốt đẹp hơn và cuối cùng sẽ đạt được giác ngộ giải thoát hoàn toàn, mục đích tối hậu.

Thánh tổ của chúng ta, Tsongkhapa, đã nói sự đạt được Phật quả hoàn toàn dựa trên căn bản tâm Đại Bi. Tâm Đại Bi không chỉ là tình thương yêu dành cho con cái, cha mẹ, người thân mà phải trải rộng ra cho tất cả chúng sinh không ngoại trừ một ai. Khi các Phật tử đã khởi được tâm Đại Bi ( Bồ đề tâm), các Phật tử đã  trở thành Bồ Tát. Quá trình này gồm gieo trồng hạt giống Bồ đề tâm, lên mầm giác ngộ, và đến quả Phật, trạng thái thanh tịnh hoàn toàn, không còn ô nhiễm, tiêu cực, và mê lầm vọng tưởng .Tâm từ bi cũng có nghĩa là phát tâm vị tha, ái tha và bãi bỏ tâm vị kỷ, ngã ái. Nếu các Phật tử thực sự có lòng vị tha, các mục đích trong đời sẽ được hoàn thành tốt đẹp hơn. Một người có tâm vị tha, thành thật sẽ dễ được mướn. Ngược lại, người ích kỷ dối trá khó giữ được việc làm lâu dài.

Các Phật tử phải tu tập Phật Pháp một cách đúng đắn. Cách tu tập đúng đắn là có lòng tin đầy đủ vào những giáo Pháp của Phật và phải hiểu được những giáo pháp  đó cũng như lĩnh hội được chất lượng của giáo pháp. Sự lĩnh hội chất lượng của giáo đưa đến tín tâm sâu đậm. Tín tâm này sẽ giúp tích tụ công đức vô lượng qua những thiện hành như quy y tam bảo, lễ bái, cầu nguyện, cúng dường,…

Đây là mong ước và kỳ vọng của Thầy ở các Phật tử.

Một điều quan trọng khác là Đảnh lễ Phật Mẫu TARA và trì tụng bài cầu nguyện tán thán 21Taras. Phật Mẫu TARA là hoá thần về mọi thiện hành. Ngài sẽ hướng dẫn và bảo vệ các Phật tử khỏi các hiểm nguy, các lực tiêu cực, và các bệnh tật. Bằng sự tích lũy công đức và cầu nguyện chân thành đến Tara, các Phật tử sẽ được tái sinh vào cõi Tây Phương cực lạc của Phật A Di Đà.

Đây là sự kỳ vọng của Thầy ở các Phật tử và Thầy cầu chúc cho các Phật tử được mọi sự cát tường. Thầy mong sớm gặp lại các Phật tử.

( dịch qua bản tiếng Anh từ Rinchen Dakpa, nguyên từ băng thu âm Kyabje Gosok Rinpoche đọc ngày thứ sáu 24 tháng Bẩy )

Translated by Dr. Toan To.

One Response

  1. HI Dr. To,
    This is test to see if you can get comments and replies from your webpage
    Steve

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *